Tin tức

Giảm muối sẽ làm giảm huyết áp
Giảm muối sẽ làm giảm huyết áp 12/04/2022
Tăng huyết áp ở người trưởng thành thường không xác định rõ nguyên nhân, nhưng có một số yếu tố được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó đáng nhắc đến nhất là muối, 1 gia vị rất phổ biến và chuộng dùng trong ẩm thực người Việt.

Giảm muối sẽ làm giảm huyết áp


Cơ thể thừa muối tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch, suy thận, dạ dày, loãng xương… Muối được nhắc đến ở đây bao gồm cả nước mắm, hạt nêm, bột canh, nước tương… hay nói đơn giản là gia vị gia tăng độ “mặn” của món ăn, thực phẩm.


Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người không nên ăn quá 5g muối mỗi ngày, lượng này còn thấp hơn ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên muối (Natri) xuất hiện ở nhiều thực phẩm, kể cả thức ăn và nước uống nên thường chúng ta rất dễ ăn quá lượng muối cần thiết.


Mặc dù có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp như hút thuốc, rượu bia, ít vận động, béo phì, căng thẳng lo âu, tuổi cao, di truyền… nhưng ăn mặn là 1 trong những yếu tố được nhắc đến nhiều. Nghiên cứu đã chứng minh, giảm bớt mặn làm giảm huyết áp 2 - 8 mmHg. 

Mola; tin tức; chăm sóc sức khỏe; giảm muối sẽ làm giảm huyết áp; hạn chế sử dụng muối; bảo vệ sức khỏe


Ước lượng 5g muối trong các loại gia vị

  • Muối: 5g, tương đương với 1 thìa café đầy.
  • Bột canh: 8g, tương đương với 1.5 thìa café đầy.
  • Hạt nêm: 11g, tương đương với 2 thìa café đầy.
  • Nước mắm: 26g, tương đương với 2.5 thìa canh đầy.
  • Nước tương (xì dầu): 35g, tương đương 3.5 thìa canh đầy.

Ngoài ra, muối còn tồn tại trong các thực phẩm quen thuộc như chà bông, trứng muối, dưa muối các loại, các loại bánh, các loại hạt sấy khô, một số nước uống đóng chai…

Vì thế, ngoài lượng muối dung nạp qua các bữa ăn chính, bạn còn cần nhẩm cộng thêm lượng muối thêm vào từ các thực phẩm, các món ăn vặt khác để tránh dùng quá lượng cần thiết.

Mola; tin tức; chăm sóc sức khỏe; giảm muối sẽ làm giảm huyết áp; hạn chế sử dụng muối; bảo vệ sức khỏe


Làm cách nào để giảm muối:

  • Tập ăn nhạt: Hạn chế lượng gia vị nêm nếm vào các món nấu. Giảm bớt gia vị chấm trên bàn ăn, chấm ít, chấm nhẹ tay.
  • Hạn chế các món ăn nhiều muối như chà bông, thịt muối, dưa muối, trứng muối,…
  • Lưu ý đến lượng muối trên các thực phẩm công nghiệp dung nạp vào cơ thể như các loại thực phẩm đóng hộp, bánh snack hay các loại hạt sấy khô, các thức uống bổ sung điện giải…

Cần hiểu, uống nhiều nước không có hiệu quả làm loãng và giảm lượng muối trong cơ thể; trái lại, nó còn tăng áp lực gây hại cho thận và làm tăng thể tích máu, càng làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Nếu là người khỏe mạnh, hãy tập dần thói quen ăn nhạt và lưu ý tổng lượng muối dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nếu đã mắc chứng tăng huyết áp, việc kiểm soát lượng muối ăn vào các có vai trò quan trọng.