Tin tức

Tổng hợp các loại rau củ quả giàu dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể và sức khỏe
Tổng hợp các loại rau củ quả giàu dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể và sức khỏe 06/10/2021
Hầu hết mọi người đều biết rằng rau củ quả rất tốt cho sức khỏe nhưng cụ thể là loại nào? Hôm nay, hãy để MOLA giúp bạn tổng hợp các loại rau củ quả giàu dinh dưỡng, tốt nhất cơ thể và sức khỏe, đảm bảo rất hữu ích đấy nhé!

1. Cà rốt

Cà rốt còn được gọi là củ cải đỏ, là loại cây được trồng phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt yêu thích môi trường có khí hậu lạnh.

Là loại củ có dáng thuôn dài về phía đuôi, vỏ cà rốt có đa dạng màu sắc như: cà rốt màu đỏ, cà rốt màu cam, cà rốt màu tím, cà rốt màu vàng,... Khi ăn cà rốt sống thì hơi cứng, giòn, có vị ngọt thanh tự nhiên.

Cà rốt thích hợp dùng cho các món cà rốt hầm xương, cà rốt xào thịt, hay món súp cà rốt,... mỗi món ăn đều thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

Trong cà rốt được tìm thấy thành phần chất đạm, chất xơ, vitamin A, cùng rất nhiều các khoáng chất khác. Từ đó, cho thấy cà rốt có các tác dụng tích cực trong quá trình kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa táo bón, chống lại quá trình oxy hóa, giúp giảm nguy cơ dẫn đến ung thư,...

2. Rau ngót

Rau ngót còn được gọi là rau bồ ngót, bù ngót, hay rau tuốt,... là loại cây bụi, thích hợp sống ở vùng nhiệt đới, phổ biến nhất là vùng Nam Á và Đông Nam Á.

Phần lá cây được sử dụng như 1 loại rau, chúng có dạng bầu dục, màu xanh sậm, cuống lá ngắn và thường mọc so le nhau trên nhánh. Rau ngót khi ngửi có mùi hơi nồng, vị giống măng tây, do đó mà khá kén người ăn.

Tuy nhiên, rau ngót vẫn được chế biến thành các món canh rau ngót, canh tôm khô hay các món cháo rau ngót hấp dẫn. Ăn rau ngót rất tốt cho sức khỏe, loại rau này giúp làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân, điều trị táo bón,...

3. Bí đỏ

Bí đỏ dường như đã quá quen thuộc với người nội trợ Việt, thuộc họ Bầu bí, còn được gọi là bí ngô, là giống rau củ được trồng phổ biến trên thế giới. Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại bí đỏ khác nhau, chủ yếu là dáng tròn, nổi bật với lớp vỏ dày, cứng, thịt màu vàng cam, khi ăn có vị bùi, ngọt.

Bí đó có thể dùng làm nguyên liệu chính cho các món canh bí đỏ, cháo thịt bí đỏ, bí đỏ xào tôm,... tùy theo sở thích mà bạn có thể thay đổi thường xuyên.

Bạn có biết trong bí đỏ có bao nhiêu calo, bao nhiêu thành phần dinh dưỡng? Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra trong bí đỏ có 49 calo, gồm chất béo, chất đạm, chất xơ và rất các loại vitamin thiết yếu khác,...

Bí đỏ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, hỗ trợ tăng cường thị lực, có lợi cho tim mạch,... là loại rau củ rất tốt với sức khỏe đấy nhé!

4. Bắp cải

Ở Việt Nam, bắp cải được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, khu vực miền Trung và ở Tây Nguyên. Là giống cây thân thảo, có phần hoa và lá gộp lại với nhau thành dạng hình cầu có trọng lượng nặng.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bắp cải khác nhau, nhưng hầu hết đều có vị ngọt dịu nhẹ và thanh mát khi ăn. Bạn có thể dùng bắp cải để thực hiện các món xào, gỏi trộn thịt bò, canh bắp cải,... cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất đạm, chất béo, vitamin và lượng lớn các khoáng chất có lợi khác.

Bắp cải giúp cơ thể ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, phòng ngừa ung thư, cải thiện làn da, tốt cho não bộ,...

5. Rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn gọi là rau Bina, cải bó xôi, hay bắp xôi, là loại rau được trồng phổ biến ở khu vực miền núi cao, khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sinh trưởng tốt trong điều kiện môi trường có nhiệt độ trung bình thấp.

Phần lá cây có màu xanh sẫm, lá giòn khi nấu chín mềm ngon có vị ngọt dịu, thanh mát, mùi thơm nhẹ, thích hợp dùng cho các món rau chân vịt xào, sinh tố rau chân vịt, cháo cải bó xôi,... mỗi món đều mang hương vị thơm ngon riêng biệt.

Các thành phần dinh dưỡng có trong rau chân vịt giúp cơ thể phòng chống các bệnh ung thư, cải thiện thị lực, bảo vệ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm viêm,...

6. Bông cải xanh

Súp lơ còn được gọi là cải bông, là loại thực vật có phần đầu hoa lớn gồm nhiều nụ hoa nhỏ li ti. Hiện nay trên thị trường có 2 loại súp lơ phổ biến là:
Bông cải xanh

Bông cải xanh (hay súp lơ xanh) thuộc họ Bắp cải, là phần hoa cải có màu xanh sậm hay xanh nhạt, chúng có phần cuống khá dày và cứng.

Trong bông cải xanh người ta tìm ra thành phần chất chống oxy hóa, rất nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể,... có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho hệ tim mạch, tốt cho não bộ,...

Bông cải xanh khi ăn có vị ngọt thanh, ăn vào sần sật, giòn giòn, mùi vị thơm ngon nên thích hợp dùng để chế biến các món bông cải xào, các loại nước ép thanh mát, cháo bông cải xanh mềm mịn,...

7. Khoai lang

Khoai lang từ lâu đã không còn quá xa lạ với mọi người, là loại củ chứa nhiều tinh bột, khi ăn có vị bùi, ngọt dịu, độ dẻo mềm dễ ăn.

Khoai lang hiện nay được trồng phổ biến ở Việt Nam với 2 loại chủ yếu là:

Khoai lang vàng

Như tên gọi, loại khoai lang vàng có thịt màu vàng cam sậm, vị ngọt bùi và rất thơm. Những củ khoai lang vàng có dáng thuôn dài, tròn đầy đặn.

Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân và cân nhắc không biết trong khoai lang có bao nhiêu calo? Thì có thể yên tâm mà sử dụng, do trong 1 củ khoai lang vàng có chứa khoảng 200 calo cùng hàm lượng lớn chất xơ, đa dạng các loại vitamin và các dưỡng chất có ích khác,...

Chúng cho thấy tác dụng hiệu quả trong quá trình kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân, nâng cao khả năng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa huyết áp, tăng cường chức năng não bộ,...

Có thể sử dụng khoai lang cho các món cháo, các món bánh khoai lang như món khoai lang kén, bánh khoai lang nướng, kem khoai lang,....phù hợp cho tất cả mọi người.

Khoai lang tím

Khoai lang tím còn có tên khoa học là Solanum andigenum, có nguồn gốc ở Nam Mỹ, là giống cây thân thảo thuộc dạng dây leo. Cho củ thuôn dài, lớp vỏ ngoài có màu tím hay màu tím đen,..

Khoai lang tím có vị ngọt bùi, dẻo, mùi vị thơm ngon, cùng chất thịt có màu tím đặc trưng, nên được nhiều người yêu thích! Có nhiều công thức chế biến khác nhau mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà như món chè khoai lang tím, bánh khoai lang tím, bánh canh khoai lang tím,....

Ăn khoai lang tím theo trọng lượng thích hợp có thể giúp giảm huyết áp, chống lại quá trình oxy hóa, kiểm soát tốt lượng đường trong máu,... thật sự là loại củ tốt cho sức khỏe mà bạn nên dùng!

8. Củ cải trắng

Củ cải trắng là loại thực vật thuộc họ Cải, sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và Đông Á. Củ có dáng thuôn dài, vỏ bên ngoài và cả thịt bên trong đều có màu trắng, chất thịt ngọt dịu, thanh, xen lẫn chút cay nhẹ và nhiều nước.

Củ cải trắng khi ăn rất giòn, nên được ưa chuộng khi chế biến các món củ cải kho, củ cải xào, canh củ cải đậm đà,...

Bên cạnh hương vị thơm ngon, củ cải trắng còn được biết đến như loại rau củ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng: chất xơ, chất đạm, còn có 1 lượng khoáng chất dồi dào,... Do đó, củ cải trắng giúp hỗ trợ giảm cân, cải thiện tình trạng tiêu hóa, giải độc và tăng cường hệ miễn dịch.

9. Hành tây

Hành tây được nhắc đến với tên khoa học là Allium cepa, xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Tây và Đông Á.

Là giống cây thân thảo, thích hợp trồng quanh năm, củ hành tây có dạng cầu, vỏ ngoài hơi ngà vàng. Khi ăn, hành tây có mùi thơm nồng, hơi hăng, có hậu vị ngọt dịu.

Trong hành tây người ta tìm thấy phần lớn là nước, Carbohydrate, đa dạng các loại vitamin rất tốt cho cơ thể,... giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát tốt lượng đường, tốt cho hệ tiêu hóa, có tính kháng khuẩn mạnh, ngăn ngừa bệnh ung thư,...

Do hành tây dễ ăn, nên được sử dụng phổ biến trong nấu nướng, điển hình như món hành tây xào thịt bò, gỏi trộn hành tây, các loại snack hành tây, thậm chí là nước ép,..

10. Ớt chuông

Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt là giống ớt phổ biến trên thế giới, tập trung nhiều nhất là ở Trung Quốc, Indonesia và Mexico. Chúng nổi bật với hình dáng bên ngoài tựa như chiếc chuông, có đa dạng màu sắc từ đỏ, xanh đến vàng, trắng, nâu.

Khi ăn ớt chuông có vị ngọt dịu, mùi hơi nồng, một số loại có xen lẫn chút vị đắng nhẹ, ớt chuông có thành vỏ dày, giòn và chứa nhiều hạt bên trong. Ớt chuông có thể dùng cho các món ớt chuông xào, gỏi ớt chuông, ớt chuông nướng,... còn có rất nhiều cách kết hợp khác mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà!

Ăn ớt chuông rất tốt cho cơ thể, điển hình như bảo vệ thị lực, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ tích cực trong quá trình giảm cân, làm đẹp da và tóc,...

11. Cải xanh

Rau cải xanh hay cải bẹ xanh, cải cay,... là giống cải có lá màu xanh, tùy theo từng loại cụ thể mà chuyển thành xanh đậm hay xanh nõn, kích thước thân cũng do đó mà khác nhau. Hiện nay được trồng khá phổ biến ở nước ta.

Cải xanh có vị cay nồng đặc trưng, đăng đắng, được dùng thường xuyên trong các món ăn Việt như cải bẹ xanh xào tôm, canh cải bẹ xanh, cải bẹ xanh hấp,... tất cả đều rất ngon!

Chúng có chứa các chất dinh dưỡng tốt cho gan, giàu hàm lượng chất xơ,... tích cực hỗ trợ miễn dịch, chống lại quá trình oxy hóa hiệu quả, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí,...

12. Rau diếp cá

Rau diếp cá còn được biết đến với danh xưng "thảo dược châu Á", chúng xuất hiện phổ biến trên khắp châu Á, có tên khoa học là Houttuynia cordata. Diếp cá yêu thích môi trường ẩm ướt, ven suối, các bờ ruộng, hay men theo các khu rừng,..

Lá rau diếp có hình tim, nhọn ở phần đầu, thân cây có màu xanh hoặc tím đỏ, khi ăn có vị chua nhẹ, mùi thơm thoang thoảng dễ chịu. Nên được ưa chuộng khi chế biến thành các món gỏi cuốn, các loại thức uống thanh mát, hay món gỏi trộn thơm ngon,...

Ăn rau diếp thường xuyên có thể giúp cơ thể làm chậm tốc độ lão hóa, tăng khả năng kháng khuẩn, tốt cho da, kiểm soát tốt cân nặng,... và rất nhiều tác dụng khác, nếu muốn biết chi tiết thì hãy click vào link dưới để đọc nhé!

13. Bí xanh - bí đao

Bí đao là loại rau củ phổ biến tiếp theo mà Điện máy XANH muốn chia sẻ đến bạn, đây loại cây dây leo, thuộc họ Bầu bí, được phân bổ rộng khắp châu Á.

Bí đao cho quả thuôn dài, vỏ ngoài trơn nhẵn màu xanh, phủ bên ngoài lớp lông tơ trắng khi còn non và càng già màu quả sẽ càng nhạt, đồng thời mất đi lớp lông tơ ban đầu.

Chúng được sử dụng đại trà cho các món canh bí đao nhồi thịt, canh bí đao nấu tép, nước ép bí đao,... khi ăn bạn sẽ cảm nhận được thịt bí đao mềm ngon, có vị ngọt thanh.

Bí đao được nhắc đến thường xuyên với tính thanh mát, có tác dụng trong quá trình giảm cân, tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm đẹp và rất tốt cho tim mạch,... là loại rau củ mang nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể!

14. Tía tô

Lá tia tô chắc hẳn không quá lạ với mọi người, đây được xem là loại rau sống phổ biến. Tía tô thuộc họ Hoa xuất hiện khắp nơi từ Ấn Độ tới các khu vực Đông Nam Á. Là loại cây thân bụi, có lá dạng trứng, viền lá xuất hiện các vết răng cưa, có màu sắc xanh tím hoặc tím bắt mắt.

Tía tô được xem như một loại dược liệu trong Đông Y, mang đến tác dụng tích cực như điều tiết tiêu hóa, chữa trị các bệnh ngoài da, hỗ trợ làm đẹp,..

Ngoài sử dụng như một loại rau gia vị trong món canh trứng lá tía tô, thịt hấp lá tía tô, cháo lá tía tô,... chúng khá mềm, khi ăn gợi lên mùi thơm lừng, vị cay cay, hấp dẫn.